Mô hình Chợ 4.0 - thanh toán không dùng tiền mặt

Mô hình Chợ 4.0 tại Đà Nẵng được Sở Công Thương phối hợp với Viettel Đà Nẵng triển khai nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh mua bán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng tại các chợ trực thuộc Sở Công Thương quản lý.

Với mô hình Chợ 4.0, các tiểu thương và người dân có thể mua bán mọi mặt hàng tại chợ bằng cách quét mã QR hoặc chuyển tiền qua số điện thoại trên ứng dụng Viettel Money. Qua đó tạo điều kiện để người tiêu dùng trải nghiệm, tiếp cận với các phương thức thanh toán hiện đại, kích thích hoạt động mua sắm; đồng thời hướng đến triển khai áp dụng cho các chợ còn lại trên địa bàn thành phố.

Viettel Đà Nẵng đã xây dựng các điểm nạp/rút trong chợ và xung quanh chợ; trang bị mã code VietQR cho hơn 1.000 tiểu thương tại 03 chợ (Chợ Cồn, Chợ Hàn và Chợ Đống Đa) kết nối với 37 ngân hàng và các ví điện tử tạo tài khoản Viettel Money để hỗ trợ cho tiểu thương và khách hàng thực hiện các giao dịch chuyển, nạp, rút tiền và mua bán trực tuyến.

z3354483019255-f50171aa3d0933be8bb3d5022be3c76c-1650433117.jpg

Sau thời gian ngắn triển khai, mô hình Chợ 4.0 tại Đà Nẵng đã bước đầu thu về nhiều phản hồi và kết quả tích cực. Hiện đã có hơn 1.000 tiểu thương tại Chợ Cồn, Chợ Hàn, Chợ Đống Đa đăng ký trở thành điểm chấp nhận thanh toán của Viettel Money.

Như vậy, chỉ với 1 chiếc điện thoại, ai cũng có thể sử dụng Viettel Money để giao dịch không tiền mặt tại các sạp hàng và ki-ốt trong chợ. Tính an toàn, tiện lợi của Viettel Money không chỉ phát huy vai trò trong bối cảnh ảnh hưởng bởi COVID-19 mà còn rộng mở cánh cửa giao thương, phát triển kinh tế số cho người dân Đà Nẵng trong giai đoạn bình thường mới.

Viettel Money là hệ sinh thái thương mại, tài chính số với đa dạng nguồn tiền, cho phép người dùng thực hiện mọi giao dịch chuyển, nạp, rút tiền, mua bán trực tuyến nhanh chóng, dễ dàng, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phi tiền mặt.

Trên thế giới, đã có rất nhiều quốc gia đã áp dụng thành công mô hình kinh tế này. Về lợi ích quốc gia, việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ tiết giảm được rất nhiều cho ngành tài chính, tiết kiệm được khối lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường. Từ đó, giảm bớt chi phí in ấn tiền mặt, kiểm đếm, chi phí vận chuyển. Bên cạnh đó, việc thanh toán không tiền mặt giúp chống thất thu thuế cho Nhà nước, giảm rủi ro rửa tiền.

Trong khi đó, người dân cũng được hưởng lợi từ các thanh toán phi tiền mặt, như tiết kiệm thời gian, công sức thanh toán hóa đơn, rút tiền hay các giao dịch phát sinh có phí. Đồng thời, xét về độ an toàn, việc thanh toán phi tiền mặt trên nền tảng số an toàn hơn rất nhiều.

Giao dịch sử dụng các dịch vụ ngân hàng là phổ biến nhất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vẫn sẽ có một số nhóm đối tượng khó tiếp cận được các dịch vụ ngân hàng, ví dụ như người ở các vùng nông thôn, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, những nơi chưa có điều kiện tiếp xúc các dịch vụ tài chính số.

Viettel, đơn vị tiên phong trong cuộc cách mạng bình dân hóa điện thoại di động hơn 15 năm trước, đang tiếp tục sứ mệnh đưa tài chính số đến gần hơn với mọi người, mọi lúc, mọi nơi. Được biết, Viettel đã dành trọn vẹn một thập kỷ với toàn bộ nguồn lực, từ hạ tầng, con người, công nghệ, mạng lưới để tạo ra một hệ sinh thái thương mại, tài chính số cho phép người dân ở bất cứ đâu đều có thể dễ dàng đăng ký và trải nghiệm giao thương không tiền mặt.

Theo đó, hệ sinh thái thương mại, tài chính số Viettel Money hội tụ nhiều tính năng và lợi thế cạnh tranh ưu việt so với các phương thức thanh toán khác trên thị trường.

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN