Hoàn thiện quy trình công nghệ và thiết kế, chế tạo dây chuyền thiết bị chế biến thức ăn dạng viên cho tôm sú

Việt Nam là quốc gia có rất nhiều lợi thế về nuôi thủy hải sản, trong đó nuôi tôm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Phong trào nuôi tôm ở nước ta, đặc biệt vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi chiếm gần 90% diện tích nuôi tôm nước lợ, trong những năm qua phát triển rất nhanh về diện tích và mô hình nuôi, với đa dạng hóa các chủng loại tôm. Tuy nhiên, sau gần mười năm chuyển dịch cơ cấu sản xuất, trình độ nuôi tôm ở đây vẫn còn ở m c hiệu quả thấp so với các nước trên khu vực và thế giới.

Một số nguyên nhân tồn tại hiện nay:

- Trình độ khoa học kỹ thuật vẫn còn hạn chế; mô hình nuôi thiếu quy hoạch; hệ thống cấp thoát nước cho vùng nuôi bị ô nhiễm cục bộ, dịch bệnh, tôm chết xảy ra khá thường xuyên...

- Chi phí đầu vào cho nguồn thức ăn cho tôm chiếm trên 2/3 tổng chi phí nuôi tôm, tuy nhiên thực trạng l nguồn thức ăn công nghiệp con phải mua từ nhà nhiều nhà sản xuất nên giá thành đã tăng lên nhiều, dẫn đến giá tôm thành phẩm tăng cao hơn các nước trong khu vực nên cạnh tranh, bán không có lời, thậm chí nhiều người lỗ vốn do tôm bị dịch bệnh chết.

Theo thống kê hiện nay, chi phí nguyên liệu thô cần thiết cho thức ăn của tôm chỉ chiếm khoảng 40%, trong khi tổng chi phí cho gia công chế biến thức ăn và chi phí vận chuyển/phân phối/tiêu thụ tại các cửa hàng, đại lý cung cấp chiếm đến 60%. Như vậy nếu các hộ nuôi có thể tự sản xuất được thức ăn cho tôm sẽ giảm được phần 60% chi phí cho thức ăn nuôi tôm. Nói cách khác, sẽ tận dụng được công nhàn rỗi, nhà nuôi tôm tự sản xuất được thức ăn cho tôm, thì bà con có thể tăng thêm khoảng 40% lợi nhuận. Đây l con số rất lớn để nhìn nhận về hiệu quả việc tự sản xuất thức ăn cho tôm.

Từ việc không có khả năng đầu tư thiết bị ngoại nhập, thực tế đã có nhiều cơ sở tự chế thiết bị chế biến thức ăn nhưng ở mức thô sơ nên thức ăn không phù hợp với tuổi của tôm vì không kiểm soát được chất lượng dinh dưỡng cũng như chưa phù hợp với giai đoạn phát triển của tôm dẫn đến chất lượng, hàm lượng thức ăn cho tôm đạt hiệu quả thấp. Bên cạnh đó việc sấy khô, vệ sinh, đóng gói cho thức ăn thực hiện thủ công nên chất lượng kém và năng suất thấp, đặc biệt thức ăn này sau khi làm ra để lâu ngày sẽ bị lên nấm mốc, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh cho tôm.

Từ những lý do thực tiễn nêu trên, dự án sản xuất thử nghiệm do Cơ quan chủ trì Trường cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài ThS. Lê Đình Trung thực hiện đề tài “Hoàn thiện quy trình công nghệ và thiết kế, chế tạo dây chuyền thiết bị chế biến thức ăn dạng viên cho tôm sú” với mục tiêu làm chủ công nghệ chế biến thức ăn cho tôm sú phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng của tôm. Sản phẩm đáp ứng được chỉ tiêu chất lượng về thức ăn nuôi tôm theo quy định. Làm chủ công nghệ, thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị của dây chuyền chế biến thức ăn dạng viên cho tôm sú. Dây chuyền chế biến thức ăn này vừa nâng cao hàm lượng, chất lượng thức ăn cho tôm và với đặc điểm vật lý của viên nén thức ăn khác nhau phù hợp từng giai đoạn phát triển của tôm, bảo quản lâu và năng suất cao, chi phí vận hành phù hợp với các hộ trang trại, cơ sở nuôi tôm trung bình tại địa phương là rất cần thiết.

Kết quả của dự án là giải pháp góp phần tăng chất lượng thức ăn nuôi tôm quy mô nông hộ từ nguồn thức ăn sẵn có, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nguồn thức ăn tận dụng phế phẩm sẵn có tại nông hộ.

Công nghệ và thiết bị tiên tiến được áp dụng vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế sẽ tạo ra động lực thúc đẩy ngành nuôi tôm phát triển, từ đó sẽ tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, giúp người lao động có cuộc sống ổn định, đồng thời nâng cao trình độ v năng lực của người lao động.

Kết quả của dự án là nền tảng cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi phát triển theo chủ trương cơ giới hóa, hiện đại hóa sản xuất của Đảng và nhà nước, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn Việt Nam.

Dự án đã hoàn thành đầy đủ các nội dung và mục tiêu của dự án. Trên cơ sở mục tiêu của dự án đặt ra và nội dung nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, dự ánđã được triển khai thực hiện dựa trên cơ sở thực tế, kết hợp nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, kết quả nghiên cứu của dự án đã đạt được như sau:

- Nghiên cứu tổng quan các tính chất, thành phần của các loại nguyên liệu sử dụng làm thức ăn hỗn hợp cho tôm, ảnh hưởng của nguồn thức ăn đến khả năng sinh trưởng của tôm. Khảo sát tại các hộ, trang trại nuôi tôm và ghi nhận thông tin số liệu thực tế.

- Nghiên cứu tổng quan các máy trong dây chuyền chế biến thức ăn viên hỗn hợp cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó tập trung vào các máy sấy, nghiền, trộn và định lượng vô bao. Phân tích đánh giá được ưu nhược điểm của từng công nghệ và thiết bị, trên cơ sở đó đã xác định được công nghệ và các kiểu máy phù hợp để chế biến thức ăn viên hỗn hợp cho tôm, đảm đạt yêu cầu về độ nhỏ, tỷ lệ thành phần, độ trộn đều và độ bền của viên thức ăn tổng hợp.

- Nghiên cứu hoàn thiện nguyên lý cấu tạo, nguyên lý làm việc của các máy trong dây chuyền chế biến thức ăn viên cho tôm sú. Trên cơ sở đó dự án đã tính toán thiết kế các máy trong dây chuyền chế biến bao gồm máy sấy, nghiền, trộn, ép viên và định lượng vô bao với năng suất các máy đảm bảo tính đồng bộ của dây chuyền chế biến.

- Dựa trên các kết quả tính toán thiết kế, dự án đã đã chế tạo hoàn chỉnh 5 máy trong dây chuyền chế biến có năng suất 0,5 tấn/ngày. Các máy đều được chế tạo bằng vật liệu thép chống gỉ, đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Các thông số hoạt động của máy được cài đặt, hiển thị và giám sát tự động.

- Kết quả chạy máy sản xuất thực tế tại doanh nghiệp nhằm xác định khả năng làm việc của các máy trong thực tế sản xuất đã cho thấy cả 5máy làm việc ổn định, hiệu quả, đạt các yêu cầu kỹ thuật. Viên hỗn hợp thức ăn cho tôm sú đã được phân tích đánh giá chất lượng, đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9964:2014: Thức ăn hỗn hợp cho tôm sú.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16882/2019) tại Cục Thông tin KHCNQG.

Đ.T.V (NASATI)- vista.gov.vn

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN