Công ty CP Khoa học Công nghệ Tảo Việt Nam (VASTCOM) thành lập năm 2011, đặt trụ sở tại địa bàn xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Tháng 6/2020, Công ty được Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An phê duyệt cho đổi tên từ “Công ty CP Khoa học xanh Hidumi Pharma” thành “Công ty CP Khoa học công nghệ Tảo VN”, đồng thời xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu mới, lấy logo VASTCOM hình con rồng bay dáng xoắn của tảo Sprulina.
Sau 12 năm thành lập đến nay, VASTCOM được biết đến là một trong những công ty hàng đầu ở Việt Nam sản xuất thực phẩm chức năng ứng dụng công nghệ của Nhật Bản. Hiện công ty đang phát triển 3 dòng sản phẩm chính đó là tảo xoắn Spirulina, đông trùng hạ thảo và đậu tương lên men Natokinaza. Sản phẩm đã đến với nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước, thực sự có tác dụng hỗ trợ tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị được rất nhiều chứng bệnh.
Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc VASTCOM đồng thời đang giữ chức Ủy viên ban thường vụ Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VST cho biết: “ Hiện nay, nhu cầu trên thế giới cũng như ở Việt Nam về sản phẩm chế biến từ tảo Spirulina sử dụng làm thực phẩm chức năng giàu dinh dưỡng, có giá trị ứng dụng trong y học rất lớn, nhưng chưa tới được người dân để họ được tiếp cận và trải nghiệm. Một phần khó khăn tới từ việc sản xuất tảo xoắn Spirulina cần công nghệ phức tạp, chi phí đầu tư lớn. Vấn đề đặt ra, làm thế nào để sản xuất được tảo xoắn Spirulina trong điều kiện nhân tạo theo quy mô công nghiệp nhằm tạo được lượng sản phẩm lớn, giá cả hợp lý, nhưng vẫn đảm bảo được số lượng, chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì vậy, chúng tôi mong muốn được phát triển mạnh mẽ sản phẩm này, trước mắt giúp người dân, nhất là những người có thu nhập thấp, người mắc bệnh hiểm nghèo có điều kiện tiếp cận, sử dụng các sản phẩm từ tảo Spirulina chất lượng cao, giá thành hợp lý. Xa hơn là thành công đưa sản xuất tảo xoắn Spirulina của Việt Nam tới các thị trường khó tính hơn như châu Âu và Mỹ”.
Sau nhiều năm đam mê gắn bó với sản phầm, tháng 11/2021, VASTCOM đã hợp tác thành công với GS.TS Perter Monfort (CHLB Đức) cùng một số nhà khoa học nghiên cứu công nghệ đã thành công trong việc chiết xuất ra chất Chlorins 6 từ tảo Spirulina ứng dụng điều trị bệnh ung thư, dự kiến sẽ xuất khẩu sang thị trường châu Âu trong thời gian tới.
Theo các chuyên gia, sản phẩm công nghệ chlorin e6 trimethylester, chlorin e6 monomethy có giá trị ứng dụng cao trong y dược và tạo tiền đề cho các nghiên cứu về quang trị liệu bệnh ung thư là kết quả khoa học rất mới, sẽ có giá trị, ý nghĩa khoa học rất cao, mở ra triển vọng ứng dụng tảo Spirulina trong điều trị bệnh ung thư ở Việt Nam.Ngoài ra, sản phẩm Đông trùng hạ thảo mà Công ty sản xuất còn được các chuyên gia đánh giá đạt khoảng 85-90% hàm lượng các hoạt chất so với sản phẩm thu hoạch từ tự nhiên ở vùng Tây Tạng, Tân Cương, Trung Quốc. Đậu tương lên men Natto Kinaza cũng đáp ứng tốt theo tiêu chuẩn và công nghệ khắt khe của Nhật Bản. Cả 3 sản phẩm đều có chất lượng tương đương nhưng có giá cả thấp hơn 10 lần so với sản phẩm nhập ngoại.
Các Sản phẩm được điều chế từ tảo xoắn Spirulina
Đậu tương lên men Natto Kinaza
Đông trùng hạ thảo sấy khô
Những giá trị từ các sản phẩm mà VASTCOM mang lại cho cộng dồng, bên cạnh sự khẳng định uy tín của thương hiệu doanh nghiệp, còn là sự ghi nhận của các tổ chức xã hội. Trong 2 năm liên tiếp (2019, 2020). Công ty vinh dự được Hiệp hội người tiêu dùng Việt Nam tặng danh hiệu sản phẩm vàng vì quyền lợi người tiêu . Ngoài ra, Công ty được tặng nhiều giải thưởng khác như: giải Nhất về sáng tạo khoa học công nghệ giai đoạn 2015-2020.
Sáng 24/4, trong khuôn khổ Lễ phát động phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” đã diễn ra Triển lãm trưng bày sản phẩm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số của một số trường đại học và doanh nghiệp tại khuôn viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Hà Nội.
Việt Nam dành ưu tiên hàng đầu đối với phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, xem đây là biện pháp quan trọng để tránh bẫy thu nhập trung bình và đưa đất nước tiến vào giai đoạn phát triển mới.
Trong thời đại số và trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh mẽ như hiện nay, các sản phẩm âm nhạc, từ bản nhạc viết tay đến bản phối hiện đại trên nền tảng số, đều có thể dễ dàng bị sao chép, khai thác trái phép… Bởi vậy, cần có hệ thống sở hữu trí tuệ hiệu quả, phù hợp để ngăn chặn.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 71/NQ-CP sửa đổi, bổ sung cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22 tháng 12 năm 2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Phát biểu tại Phiên thảo luận cấp Bộ trưởng với chủ đề "Công nghệ đột phá cho chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong kỷ nguyên trí tuệ" trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G 2025 vào sáng 17/4, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: Chỉ có hợp tác toàn cầu thì mới giải quyết được bài toán phát triển xanh. Không thể có một quốc gia xanh mà toàn cầu không xanh. Không thể có một toàn cầu xanh mà có một quốc gia không xanh.
Sáng 21/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo Đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 16/4/2010 của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với mong muốn tạo ra không gian kết nối, chia sẻ và lan tỏa các xu hướng công nghệ mới, Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit (DCCI Summit) 2025 do Viettel IDC (Tập đoàn Công nghiệp-Viễn Thông Quân Đội Viettel) tổ chức vào ngày 22/4 tại Hà Nội cung cấp các giải pháp thực tiễn để tối ưu hóa hoạt động, giảm tiêu thụ năng lượng và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình chuyển đổi số bền vững.
Công ty Cổ phần Thiết bị Điện - Điện tử Bách Khoa (Định Vị Bách Khoa) là doanh nghiệp Viễn thông - Khoa học Công nghệ số 1 trong lĩnh vực Giám sát hành trình tại Việt Nam, cung cấp giải pháp GSHT toàn diện cho các phương tiện như: xe container, xe taxi, xe khách, ô tô, tàu cá…phục vụ nhu cầu cho hàng chục nghìn doanh nghiệp vận tải, đáp ứng các yêu cầu quy định của Nhà nước.