Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học và giải pháp khai thác hợp lý, bảo vệ nguồn lợi hải sản vùng biển Quảng Nam và lân cận

Trước tình hình nguồn lợi thủy sản ở vùng biển ven bờ suy giảm ngày càng nhanh; năng suất, sản lượng và hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản của cộng đồng ngư dân ven biển ngày càng giảm sút; mức thu nhập của lao động nghề cá thấp và đời sống xã hội của cộng đồng ngư dân có nhiều chuyến biến phức tạp. Bên cạnh đó, môi trường, các hệ sinh thái ở vùng biển ven bờ chịu nhiều tác động bởi các hoạt động kinh tế - xã hội ở đất liền đã và đang không ngừng gây áp lực nguồn lợi thủy sản. Tàu thuyền có công suất nhỏ, hoạt động ven bờ với tần suất lớn như nghề lưới kéo, lờ dây, lặn… làm cho nguồn lợi ven bờ bị cạn kiệt.

Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam muốn cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản cho cộng đồng ngư dân và đã được UBND tỉnh Quảng Nam đã đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ đồng ý cho thực hiện đề tài cấp Nhà nước nhằm đưa ra được cơ sở khoa học, một số giải pháp chuyển đổi nghề, giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cho nghề khai thác cá ở tỉnh Quảng Nam và vùng lân cận. Giúp nâng cao đời sống, giải quyết việc làm cho ngư dân vùng ven biển. Đề tài “Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học và giải pháp khai thác hợp lý, bảo vệ nguồn lợi hải sản vùng biển Quảng Nam và lân cận” do Cơ quan chủ trì Trường Đại học Nha Trang cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Trần Đức Phú thực hiện với mục tiêu: Cung cấp được các cơ sở khoa học và thực tiễn để quản lý nghề cá hiệu quả và bền vững vùng biển tỉnh Quảng Nam và lân cận; Xây dựng giải pháp khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi hải sản khu vực nghiên cứu.

Lực lượng thanh tra thủy sản của Quảng Nam hiện có 6 biên chế, 01 tàu thanh tra công suất 385 cv và 1 ca nô có công suất máy 75 cv, không có trạm kiểm ngư nào trực thuộc. So với quy mô tàu thuyền và vùng biển khai thác thì lực lượng này được đánh giá là thiếu, không bao quát kiểm soát được các hoạt động khai thác của ngư dân trên các vùng biển, đặc biệt là vùng ven bờ và vùng lộng, khó phát hiện kịp thời và ngăn chặn các hoạt động xâm hại đến nguồn lợi hải sản.

Huyện Bình Sơn, Đảo lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi có 2 trạm của Chi cục 5 cán bộ chuyên trách làm nhiệm¸Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi, mỗi trạm từ 3 vụ chính và các xã, huyện có lực lượng tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhưng không chuyên trách. Thành Phố Đà Nẵng có lực lượng chuyên trách 6 người, với¸thuộc Chi cục Thủy sản thành phố có đội tham gia bảo vệ từ 4 biên chế này thì còn mỏng so với nhiệm vụ được giao.

Điều tra TCCC tại 33 trạm cố định ở vùng biển ven bờ Quảng Nam trong năm 2016-2017 đã thu thập được t ng số 14.249 trứng cá (TC) và 2.661 cá con (CC). Đối với cá con, 100% mẫu được phân tích xác định đến loài, nhóm loài hoặc họ cá. Đối với trứng cá, chỉ phân tích xác định được 54,6% trong t ng số trứng thu thập được. Kết quả nghiên cứu đã xác định được thành phần loài TCCC ở vùng biển này gồm 30 loài/nhóm loài thuộc 33 họ cá. Nhìn chung, thành phần loài và số lượng loài/nhóm loài, họ khác nhau.

Ở vùng biển Quảng Nam và lân cận, mùa vụ sinh sản tập trung vào tháng 3 - tháng 4 (cá ngân), tháng 3 và tháng 10 (cá nục sồ), tháng 5 - tháng 7 (cá sòng gió), tháng 2, tháng 6 - tháng 8 và tháng 11 (cá trích xương) và tháng 6 (cá mối thường). Đối với các loài giáp xác và chân đầu, mùa vụ sinh sản thường diễn ra quanh năm tuy nhiên mùa vụ sinh sản tập trung khác nhau.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

1. Về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

+ Đề tài đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, mức thu nhập của cộng đồng ngư dân vùng ven biển tỉnh Quảng Nam và vùng lân cận. Từ đó có hoạch định chiến lược, phương pháp nhằm tạo việc làm và tăng mức sống cho ngư dân.

+ Trình độ học vấn của lao động biển thấp, chủ yếu học ở bậc tiểu học, số lao động mù chữ chiếm 6,25%..

+ Kinh tế hộ gia đình phụ thuộc chủ yếu về các nghề đánh bắt ở biển là chính, các nghề phụ như mua bán cá, chế biến cá.

2. Về tàu thuyền, nghề khai thác

+ Tàu thuyền <90CV đa số hoạt động vùng ven bờ với các họ nghề ảnh hưởng đến nguồn lợi, nhất là nghề lưới kéo, nghề lờ dây và lưới rê 3 lớp

+ Sản lượng đánh bắt hàng năm cho thấy Năng suất đánh bắt của đội tàu khai thác vùng biển ven bờ suy giảm rõ, nhất là nghề lưới kéo và lờ dây.

+ Các nghề khai thác mang tính hủy diệt còn hoạt động mạnh dẫn đến các loại thủy hải sản, cá con, cá mới trưởng thành bị khai thác quá mức. Các nghề khai thác có khả năng xâm hại nguồn lợi cao là nghề đăng đáy, te, xiệc, lưới kéo và nghề lồng bát quái.

3. Về công tác bảo vệ nguồn lợi

+ Đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất thực thi công tác bảo vệ nguồn lợi ở Quảng Nam vẫn còn thiếu và hạn chế, không bao quát kiểm soát được việc thực thi khai thác của ngư dân ở các vùng biển.

+ Các văn bản, chính sách về quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản của Nhà nước nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng đã tương đối hoàn thiện và đầy đủ

+ Công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản ở Quảng Nam đã được quan tâm. Việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản được tăng cường.

+ Đa số các nghề khai thác hải sản ở Quảng Nam và lân cận đều có sự vi phạm về kích thước mắt lưới, trong đó chiếm tỷ lệ cao là nghề lưới kéo và nghề lưới vây cá cơm.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16993/2019) tại Cục Thông tin KHCNQG.

Đ.T.V (NASATI)

Link nội dung: https://www.vsta.org.vn/nghien-cuu-xay-dung-co-so-khoa-hoc-va-giai-phap-khai-thac-hop-ly-bao-ve-nguon-loi-hai-san-vung-bien-quang-nam-va-lan-can-21968.html